Vòng đời của nấm thật kỳ diệu! Khi bạn quan sát sự phát triển của nấm, bạn có thể thấy ngạc nhiên khi nấm lớn chỉ trong một vài ngày và phát triển kích thước ở tốc độ đáng kinh ngạc.
Tuy nhiên, tới khi một trái nấm phát triển đến mức trưởng thành như vậy, quá trình này đã bắt đầu từ lâu trước đó, nhưng ít ai nhìn thấy được chu kỳ sinh trưởng này.
Hãy cùng Nấm Việt tìm hiểu về quá trình thú vị này nhé!
Nấm là gì?
Nấm là một loại “mốc”, chứ không phải thực vật như nhiều người nghĩ. Nói đúng hơn thì nấm là dạng “quả thể” của mốc. Giống như cách các loài cây tạo ra quả, “mốc” tạo ra nấm.
Điều khác biệt là nấm mốc không chỉ phát triển dưới đất mà còn có thể phát triển ở nhiều môi trường khác như trên cây hoặc các môi trường phù hợp có điểm chung là độ ẩm ổn định.
Chu kỳ sinh trưởng
Bào tử
Nấm tạo ra các “hạt giống” dạng bào tử từ các lá tia dưới mũ nấm. Bào tử có giới tính đực hoặc cái. Mỗi cây nấm có khả năng sản sinh hàng chục nghìn bào tử có khả năng phát tán đi rất xa.
Bào tử nảy mầm thành thể sợi (Hyphae)
Mỗi bào tử là một tế bào đơn. Mỗi tế bào khi “nảy mầm” sẽ phát triển thành dạng thể sợi đực hoặc cái.
Khi hai sợi đực và cái gặp nhau, chúng tạo ra Hệ sợi (mycelium):
Hệ sợi (mycelium)
Đây là giai đoạn then chốt trong chu kì phát triển của nấm và cũng là giai đoạn đầu tiên mà chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường. Tuy Hệ sợi có thể trông giống như rễ cây, với cấu trúc lan toả như mạng nhện, nhưng đối với loài nấm, mycelium đóng vai trò vừa như rễ cây – giúp hấp thụ dinh dưỡng cũng như thân cây – nơi phần lớn quá trình trao đổi chất và sinh trưởng diễn ra. Mycelium cũng là nơi mà các quả nấm bắt đầu hình thành và phát triển.
Sự hình thành của cây nấm
Khi hệ sợi đã phát triển tới một mức độ nhất định hoặc khi điều kiện phù hợp để ra quả, trên bề mặt hệ sợi sẽ xuất hiện một số chấm nhỏ. Đây chính là các đầu ghim (Hyphal Knots). Chính từ các chấm nhỏ này sẽ hình thành các cây nấm con (Pinheads) và từ đó phát triển thành các cây nấm trưởng thành.
Không phải cây nấm con nào cũng phát triển cực đại, phần lớn sẽ ngưng phát triển sau một thời gian. Đây là chiến lược sinh tồn của loài nấm – hi sinh phần lớn để dồn dinh dưỡng và năng lượng cho những cây nấm khoẻ nhất có điều kiện trưởng thành và phân tán bào tử giúp duy trì nòi giống.
Cách trồng nấm tại nhà
Trong phần sau, hãy cùng Nấm Việt khám phá cách tái tạo lại quá trình sinh trưởng tự nhiên của Nấm trong môi trường nhân tạo tại nhà chỉ với các dụng cụ và nguyên liệu dễ kiếm xung quanh nhé!