Meo nấm là một dạng sinh khối (bio-mass) cấu thành từ hệ sợi (mycelium) – phần rễ của nấm, được cấy vào môi trường giàu dinh dưỡng, thường làm từ các loại ngũ cốc đã tiệt trùng. Hãy nghĩ về meo nấm như một chậu cây với giá thể đất nền giàu dinh dưỡng được bao phủ bởi rễ cây đã trưởng thành và sẵn sàng ra quả khi được chuyển chậu.
Để làm meo nấm, ta cần dùng chất nền độ dinh dưỡng cao và không quá nhầy, nhũn để tơ nấm có thể phát triển và chiếm hữu chất nền. Có thể dùng gạo lứt, lạc, đậu,… tơ nấm sẽ phát triển tại các kẽ hở giữa các hạt ngũ cốc và chiếm hữu các hạt này.
- Để tạo độ ẩm cao, chống thoát ẩm, ta sẽ sử dụng hũ thuỷ tinh/ chai nhựa chịu nhiệt chứa chất nền có nắp chịu nhiệt hoặc túi nhựa cổ bo nhỏ có nhồi bông để đảm bảo thoáng khí.
- Nếu sử dụng nắp, một lỗ lọc khí được đục ở trung tâm nắp lọ, lỗ này hoặc cổ chai được nhồi chặt bông gòn (loại không thấm nước).
- Để môi trường bên trong vô trùng, ta sẽ dùng nồi áp suất để tiệt trùng các hũ chứa chất nền rồi sau đó cấy bào tử/phôi/meo lỏng.
Cách làm meo nấm
Chuẩn bị
Bước 1: Chuẩn bị chất nền giá thể
- Ngâm ngũ cốc qua đêm. Dùng rổ trút nước ra khỏi ngũ cốc sau khi đã ngâm 12 tiếng.
- Đổ ngũ cốc vào nồi, thêm nước sao cho mực nước ngang mặt. Luộc với lửa vừa phải 15-20 phút. Khi vừa sôi thì để 5p lửa vừa rồi tắt bếp và mở vung
- Không nấu chín, tránh để vỡ hạt và trở nên dính nhầy. Đổ ngũ cốc đã luộc vừa phải ra rổ. Rửa tráng nhiều lần rồi phơi tới khi ráo hẳn.
- Cho ngũ cốc đã luộc sơ vào các hũ thuỷ tinh và đậy nắp.
- Bọc giấy bạc kín xung quanh nắp hũ, đảm bảo che kín viền nắp để ngăn không cho ẩm thoát ra hay đi vào trong hũ khi tiệt trùng.
- Kiểm tra xem hạt có bị chín quá không:
- Nếu các hạt ngũ cốc bị vỡ, chảy nước và chín quá thì lọ không sử dụng được vì chất nền quá dính và nhầy.
- Meo hạt nấu chuẩn và tối ưu sẽ có các hạt không vỡ ra, vẫn nguyên hạt tách biệt, có thể nhìn hơi khô nhưng khi mới hấp xong sẽ có hơi nước ở trong lọ.
Bước 2: Tiệt trùng meo hạt
- Đổ đầy 3/4 lọ thuỷ tinh. Đậy nắp (có đục 1 lỗ Ø3mm nhồi bông ở chính giữa) lên và bọc giấy bạc thật kín nắp & miệng lọ.
- Hấp tiệt trùng toàn bộ các lọ chất nền: Để trong nồi áp suất, cho nước ngập cao tới 3/4 lọ, đậy nắp kín, để nhiệt cao nhất.
- Khi van áp bắt đầu xả hơi liên tục, giảm lửa vừa và tính giờ ***
- Hoặc cài đặt thời gian giữ áp 120-150 phút với nồi áp suất điện.
- Sau đó tắt bếp và để nồi tự nguội.
- Sau khoảng 90 phút*** tiệt trùng, để cho nồi nguội mới mở ra để lấy các lọ chất nền (spawn jars).
*** 90 phút với nồi 100kPA/15PSI, 120-150 phút với nồi 70 kpA/10PSI
Bước 3: Cấy giống và ủ meo
- Đeo khẩu trang, găng tay và xịt phun sương, lau bề mặt bằng cồn 70 độ xung quanh nơi làm việc.
- Lắc mạnh và đều xi lanh để meo nấm tan đều khắp dung dịch. Lắp kim 18 vào và hơ lửa khi nóng đỏ. Để nguội 10-15 giây.
- Chọc kim xuyên qua lớp bông nhân tạo ở nắp lọ. Cấy 2-3cc/ lọ. Khi bơm ngoáy mũi kim để dung dịch rải đều.
- Cất vào tủ kín và không có ánh sáng để bảo quản
- Đảm bảo nhiệt độ trong tủ mát mẻ, 24-26 độ C, không quá nóng hay quá lạnh.
- Sau 2-3 ngày kiểm tra 1 lần. Quan sát nếu lọ nào nhiễm chua, nhiễm mốc nên cách ly ngay lập tức.
- Lắc đều hũ sau chiếm hữu 30% – 70% để tăng tốc độ chiếm hữu và kiểm tra sức khoẻ meo.
- Khi nào hệ sợi mycelium đã chiếm hữu toàn bộ khối chất nền (tất cả các hạt gạo đều bị bao phủ bởi xơ nấm), chất nền đã sẵn sàn cho bước tiếp theo. Tùy điều kiện nhiệt độ mà tốc độ chiếm hữu sẽ khác nhau.
Các dấu hiệu nhiễm khuẩn, mốc:
Loại bỏ ngay các hũ meo có dấu hiệu nhiễm bệnh và tiến hành vệ sinh hũ để tái sử dụng:
Khi meo nấm đã chiếm hữu hoàn toàn:
Khi các hũ meo dã được chiếm hữu hoàn toàn, các hũ meo đã sẵn sàng để ra quả hoặc sử dụng để cấy chuyền nhân giống qua các hũ meo mới. Tới đây là các bạn đã hoàn thành 2/3 chặng đường trồng nấm rồi! Trong phần tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu cách chuyển nền để kích thích ra quả và ngắm nhìn những cây nấm đáng yêu nhé!