Hướng dẫn trồng nấm Phần 3 – Tạo điều kiện cho Nấm ra quả [MonoTub]

Khi có các hũ meo nấm được chiếm hữu hoàn toàn, đã tới lúc người nông dân được chiêm ngưỡng thành quả của mình.

Hãy cùng điểm lại kiến thức về điều kiện ra quả nấm:

  • Điều kiện: Sự bốc hơi từ giá thể, độ ẩm cao, bề mặt giá thể nghèo dinh dưỡng, ánh sáng, sự trao đổi khí. Các điều kiện trên là dấu hiệu hệ sợi đã chạm tới bề mặt bên ngoài tiếp xúc với không khí, phù hợp để ra quả.

Để tái tạo điều kiện ra quả, có một số phương pháp cơ bản. Ở quy mô nhỏ tại nhà, phương pháp phổ biến là sử dụng monotub/ shotgun chamber (hộp nhựa có lỗ thông khí) nhà kính hoặc chuồng trại được trang bị các hệ thống phun sương và kiểm soát nhiệt độ.

Phương pháp monotub đặc biệt phù hợp với các loài nấm mọc trên mọc đất do giúp tái tạo lại môi trường tương tự mặt đất sau mưa ẩm với bề mặt ra quả lớn và khả năng tự duy trì điều kiện.

Chuẩn bị

  • Thùng nhựa có nắp 10~15 Lít. Sử dụng khoan hoặc dao để khoét lỗ thông khí.
  • Chất nền bổ sung (mùn dừa , vermiculite, mùn cưa…)
  • Bông gòn nhân tạo  (bông nhồi, không thấm nước, lấy trong ruột gối, gấu bông…)
  • Nồi/ xô & vải lọc
  • Dụng cụ khác: Găng tay, khẩu trang y tế, cồn 70 độ, bình xịt, băng dính

Bước 1: Chuẩn bị giá thể / chất nền

  • Đun sôi 1 nồi nước khoảng 5 lít trở lên
  • Đổ mùn khô vào xô và trút nước sôi vào xô
  • Đậy nắp xô lại ngâm mùn tới khi nguội (4-6 tiếng)
  • Căng áo lên miệng xô và chắt hết nước, để lại mùn dừa đã thanh trùng trong xô. 
  • Sử dụng áo để bọc mùn dừa lại và vắt cho tới khi ráo (không còn ra nước khi vắt nhẹ, chỉ rỉ nước khi vắt rất chặt).

Bước 2: Làm hộp MonoTub

  • Hộp nhựa đựng được khoét 6 lỗ đường kính khoảng 2 cm:
    • 2 mặt bên chiều dài mỗi mặt đục hai lỗ chiều cao cách đáy khoảng 5cm.
    • 2 mặt bên chiều rộng mỗi mặt đục 1 lỗ cao hơn đáy 10cm.
  • Dán băng dính che kín các lỗ trên.
  • Tuỳ chọn: Lót đáy hộp bằng túi nilon để hạn chế ra quả ở mép hộp.

Bước 3: Trộn meo với chất nền bổ sung

Tắt quạt, đóng kín các cửa. Mang khẩu trang và găng tay y tế. 

Xịt cồn 70 quanh khu vực làm việc. 

  • Mở nắp lọ meo hạt đã chiếm hữu. 
  • Đổ nước gần ngập miệng lọ và để trong 30 phút sau đó trút nước đi.
  • Xịt cồn 70o và lấy giấy lau sạch khắp mặt trong và ngoài thùng, nắp thùng. 
  • Tuỳ chọn: Lót nilon bên trong thùng.
  • Đổ mùn dừa đã chuẩn bị vào thùng
  • Đổ lọ meo hạt đã chiếm hữu ra thùng. Bóp vụn và trộn đều cùng mùn dừa đã chuẩn bị.
  • Sau đó dùng tay nén nhẹ cho bằng mặt chất nền. 
  • Rải thêm 1 lớp nền bổ sung mỏng lên bề mặt. 
  • Đậy nắp và để trong bóng tối trong 5-7 ngày.

Bước 4: Ủ meo và ra quả

Khi tơ đã ăn kín bề mặt: Sau 8-10 ngày, tơ sẽ ăn kín bề mặt chất nền bổ sung. Lúc này tháo băng dính và nhồi chặt một nhúm bông nhân tạo vào các lỗ air để cho phép trao đổi khí. Tuỳ điều kiện môi trường trong ngoài hộp, có thể mở nắp hộp quạt khí mới vào và xịt sương ẩm nhẹ. Thao tác dưới 30 giây và đóng nắp hộp ngay để duy trì môi trường độ ẩm cao.

Sau 7-10 ngày sẽ xuất hiện những chấm chồi (primordial knots, pins) đầu tiên. Lúc này ngưng xịt ẩm tránh làm thối mũ nấm. 

Từ khi nấm cao được 1 đốt ngón tay có thể tiếp tục xịt ẩm bổ sung mỗi ngày. Sau 3-5 ngày, nấm sẽ trưởng thành. 

Khi nấm vừa chuẩn bị tách màng trắng phía dưới mũ nấm là thời điểm đẹp nhất để thu hoạch. 

  • Để thùng nơi có ánh sáng nhẹ như bên cạnh cửa sổ, đảm bảo sạch sẽ thoáng khí không ẩm thấp.
  • Lưu ý nếu có quá nhiều hạt sương lớn đọng trên bề mặt, hãy ngừng phun sương và tăng cường quạt khí mới, để hộp nơi thông thoáng.
  • Nếu bề mặt và không khí trong hộp có dấu hiệu khô, bổ sung ẩm hợp lý và cất hộp ở nơi ít thoáng hơn.
  • Nếu bạn đã cấp ẩm cho nền bổ sung vừa phải, gần như không cần bổ sung ẩm hay chăm sóc cho tới sau khi thu hoạch đợt quả đầu tiên. Hãy hạn chế mở nắp tối đa. 
  • Bề mặt với độ ẩm tối ưu sẽ có nhiều hạt sương li ti đọng khắp nơi trên các sợi tơ nấm (xem 2 ảnh đầu trang sau).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *